Với công nghệ và kỹ thuật nuôi tôm trong hồ lót bạt HDPE thì nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc sử dụng loại enzim (EM) được chế biến từ tỏi ủ rượu, mô hình nuôi tôm “không kháng sinh” của Anh Mẫn ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao , cho mùa thu hoạch bội thu nhờ vào mô hình này.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông, trước đây Anh Mẫn đã có nhiều năm gắn bó với các hoạt động sản xuất nông nghiệp như nuôi gà, nuôi lợn thịt, nuôi cá tra hồ đất… Song thị trường biến động đã không ít lần làm cho những cố gắng của Anh Mẫn “đổ sông, đổ bể”.
Điển hình như năm 2018, với đàn lợn nái 20 con, lợn thịt 50 con nhưng Anh Mẫn phải chịu lỗ hơn 100 triệu đồng do giá lợn xuống thấp. Từ đó, Anh Mẫn quyết định tập trung vào nuôi tôm chứ không đầu tư tràn lan. Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm của các hộ xung quanh, nhận thấy, do người dân lạm dụng quá nhiều kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao, chi phí lại cao so với hồ lót bạt này.
Quyết tâm tìm mô hình hình thức nuôi tôm siêu thâm canh lợi nhuận cao của Anh Mẫn đã thành công ở hồ lót bạt cho tôm ăn thêm tỏi ngâm rượu
Rút kinh nghiệm từ thực tiễn nghề nuôi tôm ở địa phương, Anh Mẫn đã tích cực tìm đọc các tài liệu về khoa học kỹ thuật với quyết tâm để đàn tôm trong ao phát triển khỏe mạnh, an toàn và sạch bệnh. Đặc biệt, năm 2018, Anh Mẫn được tham gia lớp tập huấn khoa học kỹ thuật do Đoàn Thanh niên huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) tổ chức. Sau đó, Anh Mẫn mạnh dạn áp dụng những kiến thức được tập huấn về nuôi tôm an toàn theo hướng hữu cơ vào quá trình nuôi tôm của gia đình trên diện tích 3,5 ha.
Theo đó, với 3,5 ha hồ nuôi tôm bằng bạt lót chống thấm, Anh Mẫn đã chia làm 3 ao nuôi, các ao đều có hệ thống xử lý chất thải, lắng lọc riêng và bắt đầu chế biến chế phẩm từ tỏi để nuôi tôm. Enzim (EM) tỏi được sản xuất từ EM gốc ngâm ủ với bột tỏi.
EM gốc là một chế phẩm sinh học với 80 loại vi sinh vật có ích thuộc nhóm vi khuẩn lactic, vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn nấm men. Để tăng hiệu quả trong nuôi tôm, Anh Mẫn sử dụng EM gốc trộn với rượu và nước mía ngâm ủ yếm khí trong 2 ngày, sau đó trộn hỗn hợp chế phẩm này với tỏi đã xay nhuyễn rồi ngâm ủ trong 1 tuần để tạo ra EM tỏi cho tôm ăn.
Bán Bạt Lót Hồ Nuôi Cá Từ TPHCM chuyển về đại lý Miền Tây giá rẻ
Kết quả thu được nằm ngoài mong đợi của chị. Đàn tôm nuôi trong ao lót bạt có sức đề kháng tốt, sinh trưởng nhanh; năng suất tôm tăng đáng kể và nhất là tôm khi thu hoạch hoàn toàn không có tồn dư kháng sinh, an toàn, sạch bệnh.
Năm 2019, ao nuôi tôm của Anh Mẫn đạt sản lượng hơn 4 tấn tôm, đạt doanh thu gần 500 triệu đồng. Năm 2019, với việc tăng mật độ nuôi, sau 3 lứa tôm, Anh Mẫn thu hoạch khoảng 10 tấn, doanh thu gần 1 tỷ đồng. Đặc biệt là môi trường ao nuôi luôn sạch, tôm khỏe nhờ sử dụng EM tỏi.
Thi Công Lót Bạt Ao Hồ Nuôi Tôm Cá Giá Rẻ,Báo giá bán lẻ Bạt Lót Bể Cá Cảnh nhựa HDPE 0,5mm
Theo Anh Mẫn, tỏi có chứa Alixin là kháng sinh có khả năng kháng virus lây bệnh, glucozo và enlin có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng. Ngoài ra, tỏi còn chứa các loại vitamin và khoáng chất giúp cho tôm tăng sức đề kháng và phòng được một số bệnh về tiêu hóa. Tuy thời gian triển khai chưa lâu nhưng mô hình nuôi tôm “không kháng sinh” của Anh Mẫn đã cho hiệu quả rõ rệt.
Bằng việc sử dụng chế phẩm sinh học Enzim (EM) tỏi thay thế kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, mô hình đã mở ra hướng phát triển hiệu quả và bền vững cho nông dân trong nuôi trồng thủy sản.
Được biết, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt của huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) là hơn 3.100 ha; trong đó riêng xã Tân Hưng có trên 1.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Song do thói quen sản xuất, hiện nay người dân chủ yếu nuôi tôm quảng canh và bán thâm canh kết hợp với nuôi cua, cá và trồng rong câu.
Những Lưu Ý Quan Trọng Trước Khi Thả Nuôi Tôm Trong Ao Hồ Lót Bạt HDPE – Phần 1 BATLOTAOHO.COM
Đối với con tôm thường bị bệnh còi cọc do nhiễm MBV, bệnh mềm vỏ, bệnh đốm trắng, bệnh đỏ thân và hội chứng chết sớm do chất lượng giống không bảo đảm; lạm dụng kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng; ô nhiễm môi trường nước, biến đổi khí hậu… Vì vậy, mô hình nuôi tôm “không kháng sinh” của Anh Mẫn được coi như một bước đột phá, mở ra cơ hội lớn cho nghề nuôi tôm ở địa phương.
Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hắng, Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban An toàn giao thông xã Tân Hưng cho biết: “Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EM tỏi thay thế kháng sinh và hóa chất trong nuôi tôm của Anh Mẫn bước đầu cho hiệu quả thiết thực và dễ nhân rộng. Mô hình này đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, tồn dư chất kháng sinh trong con tôm thành phẩm. Đây là cách làm mới giúp các hộ nuôi tôm trong xã áp dụng để làm giàu từ nghề nuôi tôm truyền thống của quê hương”.
Cà Mau: Thu tiền tỷ từ việc nuôi tôm cho ăn tỏi ngâm rượu từ hồ lót bạt